Nâng bằng B2 lên C ĐƠN GIẢN và DỄ ĐẬU – MỚI NHẤT 2023

24/11/2022 471

Do nhu cầu ngày càng tăng cao, việc nâng bằng B2 lên C được rất nhiều người quan tâm. Vậy thủ tục và điều kiện nâng bằng như thế nào? Việc này mất bao nhiêu chi phí và thời gian? Hãy cùng dailychevrolet tìm hiểu về vấn đề này nhé!

Hướng dẫn nâng bằng b2 lên c đơn giản và dễ nhất năm 2022
Hướng dẫn nâng bằng b2 lên c đơn giản và dễ nhất năm 2022

Một số khái niệm cơ bản

Một người muốn tham gia giao thông thì bắt buộc phải có bằng lái xe. Tuy nhiên, đối với nhiều người thì các thuật ngữ chuyên ngành như: B1, B2, C, D…còn mới lạ và khó hiểu. 

Bằng B2 là gì?

Bằng B2 là bằng lái xe ô tô B2 phổ thông nhất. Bằng B2 có hiệu lực đối với người điều khiển xe dưới 9 chỗ ngồi và phải dưới 3500kg. Hiện nay, xe 4,5,7 chỗ và xe du lịch là phương tiện di chuyển chủ yếu trên các tuyến đường, vậy nên, có rất nhiều tài xế được cấp loại bằng này.

Bằng B2 được cấp cho người hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe dưới đây:

  • Ô tô chuyên dùng dưới 9 chỗ ngồi có trọng tải dưới 3.500 kg
  • Các loại xe quy định dành cho giấy phép lái xe hạng B.

Bằng C là gì?

Bằng C là giấy phép lái xe cho người điều khiển ô tô được lái các loại xe hạng nặng và được điều khiển các loại xe ô tô cho hạng B. Đồng thời, người điều khiển được phép lái ô tô tải và các loại ô tô chuyên dùng: máy kéo một rơ mooc có trọng tải từ 3500kg trở nên. Người có bằng lái xe hạng C được phép sử dụng vì mục đích thương mại. 

Bằng lái xe hạng C được cấp cho người hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau:

  • Ô tô tải có trọng tải từ 3.500 kg trở lên
  • Máy kéo rơ moóc có trọng tải từ 3.500 kg trở lên
  • Các loại xe quy định dành cho giấy phép lái xe hạng B.

Những lợi ích của việc nâng bằng B2 lên C

Việc nâng bằng B2 lên C sẽ rất có lợi đối với những người có nhu cầu hành nghề lái xe đối với xe có trọng lượng hơn 3.5 tấn. Tài xế điều khiển có bằng hạng C sẽ có thu nhập cao hơn, điều khiển được nhiều loại xe hơn vì bằng C được điều khiển những loại xe: Ô tô tải, ô tô chuyên dùng và máy kéo rơ moóc, ô tô 4 đến 9 chỗ ngồi. Bằng C còn được cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe tương ứng được kéo thêm rơ moóc có trọng tải không quá 0.75 tấn. 

 

Lợi ích của việc nâng bằng b2 lên c
Lợi ích của việc nâng bằng b2 lên c

Điều kiện cần để nâng bằng B2 lên C

Điều kiện để nâng bằng lái xe B2 lên C, Căn cứ vào điểm c khoản 3 Điều 7 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định như sau:

Điều 7. Điều kiện đối với người lái xe

  1. Để nâng hạng giấy phép lái xe thì phải có đủ thời gian lái xe, hành nghề và số km lái xe an toàn.
  2. Hạng B2 lên C: thời gian hành nghề từ 03 năm trở lên và 50.000 km lái xe an toàn trở lên.

Để nâng hạng giấy phép lái xe từ B2 lên C thì người học phải đáp ứng điều kiện là:

  •  Có thời gian hành nghề tối thiểu 03 năm;
  •  Lái xe an toàn từ 50.000 km trở lên.

Điều kiện về yếu tố sức khỏe là yếu tố vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng và sự an toàn khi tham gia giao thông, bởi khi có đủ sức khỏe thì tài xế mới có thể lái xe an toàn. Đối với điều kiện về sức khoẻ, Tổng cục đường bộ đã ra quy định cụ thể: Người tham gia thi nâng hạng bằng lái xe ô tô cần thực hiện khám sức khỏe và đưa giấy khám sức khỏe vào hồ sơ học lái xe.

Những trường hợp không đủ điều kiện thi bằng lái xe ô tô gồm có:

  • Người bị rối loạn tâm thần hoặc đã chữa khỏi nhưng chưa đủ 24 tháng;
  • Người có thị lực từ 5/10 đổ xuống
  • Người có tật về mắt: quáng gà, bệnh chói sáng…;
  • Người bị khuyết tật: cụt từ 2 ngón tay bất kì trở lên;
  • Người bị khuyết tật: cụt từ 1 bàn chân trở lên.

Nâng hạng bằng B2 lên C cần chuẩn bị những gì?

Hồ sơ nâng bằng b2 lên c rất đơn giản:

  • 2 bản photo CMND/CCCD không cần công chứng
  • 10 hình 3×4 nền xanh dương, không đeo kính, tóc không che mắt
  • Hồ sơ bằng lái gốc và bằng lái xe ô tô bản photo không cần công chứng.

Theo quy định nâng hạng bằng lái xe ô tô trong điều 10 thông tư 46/2012/TT-BGTVT quy định cần lập 1 bộ hồ sơ nộp tại cơ sở đào tạo bao gồm:

  • Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe ô tô theo mẫu quy định tại Phụ lục 7
  • Bản sao CMND/CCCD không cần công chứng hoặc hộ chiếu còn thời hạn
  • Giấy chứng nhận đạt đủ sức khỏe được cơ sở y tế có thẩm quyền cấp 
  • Bản kê khai thời gian hành nghề lái xe và số km lái xe an toàn theo mẫu được quy định
  • Bản sao chứng thực bằng tốt nghiệp hoặc bằng cấp tương đương 
  • Bản sao giấy phép lái xe hiện có, xuất trình bản chính khi tham dự sát hạch và nhận giấy phép nâng hạng.

Thủ tục nâng bằng B2 lên C

Thủ tục nâng giấy phép lái xe ô tô và điều kiện nâng hạng bằng lái xe ô tô tại các trung tâm đào tạo lái xe bao gồm :

  • Công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài được phép cư trú, học tập và làm việc tại Việt Nam. 
  • Đạt đủ điều kiện sức khỏe theo quy định của bộ y tế. 
  • Có giấy xác nhận thời gian hành nghề lái xe và số km lái xe an toàn theo quy định;
  • Thời gian đào tạo theo quy định là: 3 tháng đối với bằng lái xe ô tô do thành phố cấp và 5 tháng đối với bằng do Tỉnh cấp;
  • Bằng tốt nghiệp tối thiểu với từng hạng

Quá trình nâng bằng B2 lên C gồm 2 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: Học lý thuyết
  • Giai đoạn 2: Học thực hành

Chi phí nâng bằng B2 lên C

Tùy vào từng trung tâm sẽ có những mức chi phí khác nhau. Nhưng những mức phí cơ bản bao gồm: 

  • Chi nâng bằng B2 lên C: 3.900.000/khóa 
  • Chi phí thi: 600.000/lần
  • Chi phí tập xe trước khi thi: 500.000/h 
  • Chi phí cấp bằng lái xe: 135.000/lần
  • Chụp hình, khám sức khỏe tổng quát và tài liệu lý thuyết kèm là: 115.000 
  • Các chi phí phát sinh khác

Toàn bộ chi phí cho việc nâng bằng sẽ khoảng: 5.500.000 VNĐ – 12.000.000 VNĐ tuỳ từng trung tâm.

Nâng bằng b2 lên c mất bao nhiêu chi phí
Nâng bằng b2 lên c mất bao nhiêu chi phí

Việc nâng bằng B2 lên C mất bao nhiêu thời gian?

Dựa vào điểm c khoản 1 điều 14 của thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định về việc đào tạo nâng hạng giấy phép lái xe: Tổng 192 giờ (lý thuyết: 48h, thực hành lái xe: 144h). 

Như vậy, thời gian nâng bằng B2 lên C sẽ mất 3 tháng.

Những lưu ý khi nâng bằng B2 lên C

Hoàn thành được 28/30 câu hỏi lý thuyết (ôn tập trong bộ đề 600 câu hỏi). Số điểm tối thiểu mà học viên cần đạt là 80/100 điểm trong 11 bài thi sa hình bao gồm:

  • Xuất phát
  • Dừng xe và nhường đường cho người đi bộ tham gia giao thông
  • Dừng xe, đề-pa lên dốc
  • Đi xe qua hàng đinh xếp vuông góc 
  • Đi qua ngã tư nơi có tín hiệu điều khiển giao thông
  • Đi xe qua đường vòng chữ S
  • Lùi xe vào nơi đỗ 
  • Dừng xe tại đường sắt
  • Tăng tốc, tăng số
  • Ghép xe ngang 
  • Đỗ xe song song

Việc nâng bằng từ B2 lên C phải trải qua quá trình thực tế và số km đi được nhằm đạt đủ điều kiện. Vì vậy, tài xế cần chuẩn bị thật đầy đủ các giấy tờ cần thiết. Khi đăng ký nâng hạng bằng tại các trung tâm, tài xế cần phải xem đầy đủ từng khoản phí để tránh tốn kém các chi phí không cần thiết.

Việc nâng bằng B2 lên C là điều cần thiết và được quan tâm nhiều bởi các tài xế hành nghề. Mong rằng qua những thông tin dailychevrolet vừa chia sẻ bên trên sẽ giúp ích cho bạn.

5/5 - (1 đánh giá sao)

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *