Hệ Thống Bôi Trơn Có Nhiệm Vụ Gì?

29/12/2022 4,112

Hệ thống bôi trơn là một bộ phận quan trọng nhất trong động cơ, có vai trò làm mát, duy trì và kéo dài tuổi thọ của động cơ. Tuy nhiên, vẫn có khá nhiều khách hàng chưa thật sự hiểu hết về hệ thống này cũng như chức năng, nhiệm vụ chính của nó.

Bài viết sau đây sẽ giải đáp cho bạn câu hỏi “hệ thống bôi trơn có nhiệm vụ gì?“, cùng mình tìm hiểu bài viết nhé!

Hệ thống bôi trơn là gì?

Hệ thống bôi trơn là một bộ phận cực kỳ quan trọng trong bất cứ loại máy móc, động cơ nào. Hệ thống bôi trơn có vai trò phân phối nhớt đến những chi tiết trong động cơ để giảm lực ma sát, hạ nhiệt trong suốt thời gian hoạt động.

Hiện nay có rất nhiều loại dầu nhờn được dùng cho hệ thống bôi trơn và tùy vào cường độ hóa của động cơ cũng như mức độ phụ tải ổ trục và tính năng tốc độ. Người vận hành nên kiểm tra và chọn dầu nhờn phù hợp để bảo vệ cũng như tăng tuổi thọ động cơ, giảm tiêu hao năng lượng, mang lại hiệu quả làm việc tốt hơn.

Hệ thống bôi trơn cưỡng bức là gὶ? Cấu tạo và nguyên lý làm việc

Những bộ phận chính của hệ thống bôi trơn bao gồm những gì?

Hệ thống bôi trơn bao gồm 4 bộ phận chính là bơm dầu, lọc dầu, thông gió hộp trục khuỷu và két làm mát dầu. Mỗi bộ phận đều mang lại công dụng riêng trong suốt quá trình hoạt động của hệ thống, hãy cùng tìm hiểu cụ thể về chúng ngay trong nội dung dưới đây nhé!

Bơm dầu

Bộ phận này có tác dụng cung cấp dầu nhờn áp lực cao tới các bề mặt thường xuyên bị ma sát liên tục, có nhiệm vụ bôi trơn và làm mát, tránh hư hỏng trong quá trình làm việc.

Có nhiều loại bơm dầu được sử dụng hiện nay, ví dụ như pittông, trục vít, phiến trượt, loại bánh răng là phổ biến nhất hiện nay.

Bộ phận lọc dầu

Bộ phận lọc dầu trong hệ thống bôi trơn có vai trò cực kỳ quan trọng, nó giúp giữ lại toàn bộ cặn bẩn khi dầu đi qua những chi tiết máy. Đồng thời, nó giúp dầu luôn đạt độ sạch nhất định, hạn chế ổ trục bị mài mòn, kẹt, hư hỏng do các tạp chất gây ra. Những tạp chất thường thấy trong màng lọc dầu sau một khoảng thời gian sử dụng đó là muội than, cát, bụi, các tạp chất trong không khí, mạt kim loại,…

Hiện nay, người ta thường ứng dụng rất nhiều loại bầu lọc dầu, như: lọc hóa chất, ly tâm, từ tính, thấm, cơ khí,…

Tìm hiểu hệ thống bôi trơn, cấu tạo và nguyên lý hoạt động

Thông gió hộp trục khuỷu

Bộ phận thông gió hộp trục khuỷu có tác dụng lớn trong việc hạ nhiệt, giúp làm mát động cơ để tránh làm ảnh hưởng tới tính chất lý – hóa của dầu nhờn. Thông gió hộp trục khuỷu còn góp phần bảo vệ dầu nhờn khỏi bị ô nhiễm, phân hủy khi tạp chất cháy trong thời gian hoạt động.

Hiện nay có 2 cách thông gió hộp trục khuỷu phổ biến nhất là thông gió kín (cưỡng bức) và thông gió hở (gió tự nhiên).

Két làm mát dầu

Những bộ phận trong hệ thống bôi trơn đều hoạt động mượt mà và bổ trợ cho nhau, giúp quá trình hoạt động được trơn tru, êm ái. Vì thế, két làm mát dầu có nhiệm vụ bảo đảm nhiệt độ của dầu nhờn luôn trong mức ổn định, không để xảy ra tình trạng quá nóng dẫn đến hư hỏng, gây gián đoạn quá trình hoạt động.

Có hai cách thường được dùng trong két làm mát dầu đó là sử dụng không khí hoặc nước.

Công dụng của hệ thống bôi trơn trong ô tô

Hệ thống bôi trơn có nhiệm vụ đưa dầu tới chi tiết, giảm ma sát, làm mát đồng thời lọc sạch các tạp chất lẫn trong dầu nhờn để dầu đảm bảo tính năng hoá lý của nó.

Có nhiệm vụ đưa dầu đến những mặt ma sát, đồng thời lọc sạch các tạp chấ́t lẫn trong dầu nhờn khi dầu nhờn tẩy rửa những mặt ma sát này và làm mát dầu nhờn để có thể đảm bảo tính năng hoá lý của nó.

Công dụng của dầu nhờn:

  • Dầu bôi trơn (dầu nhờn) sử dụng trong các hệ thống bôi trơn có nhiều loại. Lựa chọn sử dụng các loại dầu nhờn nào tuỳ thuộc vào độ phụ tải của ổ trục tính năng tốc độ cũng như mức độ cường hoá của động cơ.
  • Công dụng của dầu bôi trơn (dầu nhờn) bao gồm:
  • Bôi trơn những bề mặt ma sát, giảm độ ma sát khi những chi tiết máy vận hành
  • Hệ thống bôi trơn còn đóng vai trò như một bộ phận lọc tạp chất đọng lại ở trong dầu nhờn sau quá trình tẩy rửa các mặt ma sát. Đồng thời nó còn có vai trò bảo vệ tính lý – hóa của dầu nhờn thông qua làm mát nó.
  • Làm mát những chi tiết của máy khi vận hành
  • Làm sạch những chi tiết của máy
  • Bao kín những kẽ hở dầu đi qua (bao kín khe hở ở giữa pittong và xilanh)
  • Nhờ có hệ thống bôi trơn dẫn dầu nhờn tới những chi tiết mà máy móc đỡ bị hoen gỉ, những kẽ hở giữa pittông và xilanh được bao kín, từ đó giúp động cơ hoạt động trơn tru và êm ái hơn.
  • Dầu nhờn sử dụng trong những hệ thống bôi trơn có rất nhiều loại, được phân thành từng cấp và các loại theo tiêu chuẩn rất nghiêm ngặt. Việc lựa chọn sử dụng loại dầu nhờn nào sẽ còn tùy thuộc vào mức độ phụ tải của ổ trục tính năng tốc độ cũng như mức độ cường hoá của động cơ.

Nguyên Lý Làm Việc Của Hệ Thống Bôi Trơn Trên Xe ô Tô - Đại Lý Suzuki Bình Dương

Nguyên lý làm việc của hệ thống bôi trơn 

Khi động cơ làm việc, dầu từ các te sẽ được bơm hút thông qua phao lọc dầu, qua ống dẫn tới bầu lọc thô vào ống dẫn dầu chính. Từ phần ống dẫn dầu chính, dầu sẽ theo những ống dẫn dầu nhánh đi bôi trơn cổ trục cam, trục đòn mở cùng với bạc cổ trục chính rồi qua lỗ và rãnh bên trong trục khuỷu (trục khuỷu rỗng) để tiến hành bôi trơn bạc đầu to thanh truyền và những cổ trục còn lại của trục khuỷu. 

Mặt khác, dầu cũng từ cổ biên, thông qua lỗ dẫn nhỏ theo rãnh dọc thân thanh truyền lên bôi trơn chốt pittông.Ở phần đầu to thanh truyền của một số động cơ sẽ có khoan lỗ phun dầu đặt nghiêng góc 40 – 45 độ so với đường tâm thanh truyền. Khi lỗ phun dầu này bị trùng hoặc nối thông với lỗ dầu ở phần cổ biên, thì dầu được phun hoặc té lên để bôi trơn xi lanh, cam và con đội…

Sau khi bôi trơn tất cả những bề mặt làm việc của chi tiết, dầu sẽ lại chảy về các te, nghĩa là trong khi động cơ làm việc, dầu sẽ lưu động tuần hoàn liên tục bên trong hệ thống bôi trơn.Cũng từ đường dầu chính sẽ có một lượng dầu nhỏ khoảng từ 10 – 15% qua bầu lọc tinh. Tại đây các loại tạp chất có kích thước nhỏ sẽ được giữ lại nên dầu được lọc sạch sau đó trở về các te.

Một số hư hỏng thường gặp đối với hệ thống bôi trơn

Thông thường, những hư hỏng của hệ thống bôi trơn thường rất ít khi xảy ra nếu như người sử dụng luôn tuân thủ theo những khuyến cáo của nhà sản xuất khi người dùng sử dụng ô tô, thường xuyên bảo trì, bảo dưỡng thay nhớt và lọc nhớt định kỳ. Những sự cố của hệ thống bôi trơn sẽ kéo theo những hư hỏng cực kỳ nghiêm trọng khác đối với những hệ thống trên động cơ như hệ thống phát lực (thanh truyền, piston, trục khuỷu…), hệ thống phân phối khí  xupáp, (trục cam,cò mổ…). 

Một vài sự cố có thể xảy ra với hệ thống bôi trơn như:

  • Lượng nhớt quá thấp dẫn đến đèn báo áp suất nhớt bôi trơn sáng lên.
  • Lọc nhớt dùng quá lâu gây nghẹt lọc dẫn đến thiếu nhớt tới các vị trí cần bôi trơn, gây ra mài mòn lớn.
  • Chi phí bảo trì, sửa chữa cho hàng loạt những hoạt động đại tu động sẽ rất cao so với những hư hỏng khác trên xe.
  • Ron cạc-te dầu sau một thời gian dài sử dụng bị lão hóa, xì dầu ra bên ngoài cạc-te hoặc bơm cấp dầu bị mòn hỏng.

Hệ thống bôi trơn - Mỡ chịu nhiệt công nghiệp | Mỡ bò bôi trơn chịu nhiệt độ cao

Quy trình bảo dưỡng hệ thống bôi trơn

Bảo dưỡng hệ thống bôi trơn ở trên ô tô nhằm đảm bảo lượng dầu nhờn trong hệ thống còn đầy đủ và chất lượng dầu đáp ứng đúng theo yêu cầu của nhà sản xuất. Vậy quy trình bảo dưỡng hệ thống bôi trơn như thế nào? Chắc chắn đây là một câu hỏi đang được rất nhiều tài xế và chủ xe quan tâm. 

Quy trình bảo dưỡng hệ thống bôi trơn sẽ bao gồm những bước sau đây:

Bước 1. Kiểm tra

Xem xét bên ngoài độ kín của những thiết bị hệ thống bôi trơn, ống dẫn dầu và sự bắt chặt của những chi tiết, nếu như cần thiết thì khắc phục các hư hỏng.

Bước 2. Xả cặn bẩn ra khỏi bầu lọc dầu

Trước tiên, bạn cần hâm nóng động cơ trước khi xả cặn bẩn,đồng thời lau chùi bụi bẩn ở vỏ bầu lọc. Cặn bẩn xả vào chậu, khi mở nút xả dầu chú ý không để dầu văng tung tóa làm bẩn động cơ.

Bước 3. Thay dầu ở các te

Trong điều kiện sử dụng bình thường của ô tô thì bạn nên thay dầu theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Tuyệt đối không thay dầu khi không có chuyên môn, tránh dẫn đến tình trạng gây ra những hư hỏng không đáng có

Bước 4. Thay lõi lọc (bầu lọc thấm) hoặc làm sạch phần bầu lọc ly tâm kết hợp với việc thay dầu ở các te

Bước 5. Rửa sạch sẽ hệ thống bôi trơn:

Đổ dầu rửa công nghiệp vào các te đến vạch dưới của thước đo dầu, sau đó khởi động động cơ và cho máy chạy chậm 2 – 3 phút, sau đó mở nút xả để có thể tháo hết dầu rửa.

Tháo nắp bầu lọc và nút đậy ở lỗ xả sử dụng chổi lông rửa sạch bầu lọc.

Sau khi rửa xong, nếu bạn cần phải thay lõi lọc mới, sau đó vặn chặt phần nút xả và đổ dầu mới vào phần các te qua miệng ống đổ dầu đúng theo số lượng quy định của nhà chế tạo.

Khởi động động cơ để hâm nóng động cơ tới nhiệt độ bình thường rồi tắt máy sau khoảng từ 3 – 5 phút rồi kiểm tra mức dầu trong các te.

Bước 6. Vệ sinh sạch đường dầu bôi trơn động cơ

Đường dầu trong trục khuỷu có thể sử dụng sợi vải sạch quấn vào dây thép sau đó thấm dầu hoả để rửa sạch. Sau đó sử dụng không khí nén để thổi sạch, chú ý không nên để sót sợi vải và cặn bẩn đọng lại trong đường dầu.

Lời kết

Trên đây là những thông tin chi tiết về hệ thống bôi trơn mà chúng tôi muốn gửi đến quý độc giả. Hy vọng qua bài viết, bạn có thể hiểu hơn về hệ thống bôi trơn có nhiệm vụ gì cũng như nắm rõ quy trình vệ sinh hệ thống đặc biệt này nhé!

5/5 - (1 đánh giá sao)

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *