Quy định chụp ảnh bằng lái xe và những lưu ý mà bạn nên nắm chắc
16/12/2022 70,135
Quy định về kích thước của biển báo giao thông được đặt ra để đảm bảo sự thống nhất cho tất cả các loại biển báo được lắp đặt. Từ đó giúp người tham gia giao thông tránh gặp khó khăn khi quan sát và đi đường. Vậy kích thước biển báo giao thông tiêu chuẩn là như thế nào? Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu kỹ hơn ngay sau đây nhé!
Nội dung chính
Biển báo giao thông là một trong những phần không thể thiếu trên mọi tuyến đường giao thông. Lí do là bởi hệ thống biển báo có tác dụng rất lớn trong việc hướng dẫn, cảnh báo người tham gia giao thông, giúp họ đi đúng luật và an toàn. Chính vì vậy nên kích thước tiêu chuẩn của các loại biển báo được lắp đặt trên các tuyến đường cũng đã được tính toán rất cẩn thận.
Kích thước của biển báo đặt trên các tuyến đường cần đảm bảo đạt tiêu chuẩn sao cho các tài xế, người đi đường có thể quan sát ở khoảng cách đủ để xử lý tình huống. Nếu bạn cũng đang quan tâm đến vấn đề kích thước biển báo trên các tuyến đường, thì hãy tiếp tục theo dõi bài viết để tìm hiểu rõ hơn về tiêu chuẩn kích thước biển báo giao thông nhé.
Tiêu chuẩn của kích thước biển báo đã được quy định rất rõ ràng tại Điều 16, Phần 2, Chương 3 trong Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT. Quy chuẩn này do Tổng cục Đường bộ Việt Nam biên soạn, đã được Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định và được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành.
Kích thước tiêu chuẩn của biển báo giao thông được áp dụng cho đường đô thị. Ký hiệu của các kích thước đối với từng loại biển báo sẽ được quy định như hình dưới đây:
Khoảng cách từ đỉnh cung tròn cho đến đỉnh hình chữ nhật cơ bản C: 2 – 3cm.
Đối với những tuyến đường ngoài đô thị thì kích thước biển, các hình vẽ trong biển và chữ viết phải nhân với hệ số tương ứng như bảng dưới đây. Ngoài ra, kích thước biển sẽ được làm tròn theo nguyên tắc:
Hệ số các tuyến đường:
Loại đường | Đường cao tốc | Đường đôi ngoài đô thị | Đường ô tô thông thường (*) | Đường đô thị (***) |
Biển báo cấm, biển hiệu lệnh, biển báo nguy hiểm và cảnh báo | 2 | 1,8 | 1,25 | 1 |
Biển chỉ dẫn | (**) | 2,0 | 1,5 | 1 |
Trong đó:
(*) Đường ô tô thông thường là những loại đường mà không phải cao tốc, đường đôi hay đường đô thị dành cho xe ô tô.
(**) Hệ số kích thước biển chỉ dẫn trong bảng trên không áp dụng với đường cao tốc mà được quy định riêng và rõ ràng tại Chương 9 của Quy chuẩn này.
(***) Các biển báo được lắp đặt trên giá long môn hay giá cần vươn của đường đôi trong đô thị thì sẽ sử dụng hệ số kích thước giống như quy định cho đường đôi ngoài đô thị.
Ngoài ra, kích thước của từng loại biển báo có thể được xem xét và thay đổi trong một số trường hợp đặc biệt. Điều này nhằm đảm bảo tính cân đối, đáp ứng sự thẩm mỹ và rõ ràng thông tin cho người tham gia giao thông.
Ví dụ: Đường đi có đoạn có dải phân cách, có đoạn lại không có dải phân cách hay có đoạn ngắn xen kẽ. Vậy kích thước của các loại biển sẽ được thiết kế và bố trí giống nhau để có thể thuận tiện hơn cho người tham gia giao thông trong việc quan sát và đảm bảo tính thẩm mỹ.
Ngoài ra, tại Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT còn quy định:
Trên đây là tiêu chuẩn của kích thước biển báo giao thông trên các tuyến đường giao thông mà chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn. Hy vọng bài viết đã có thể giúp bạn biết thêm nhiều kiến thức thú vị, hữu ích. Qua đó có thể nắm rõ được các quy định kích thước biển báo giao thông tại nước ta.
Trả lời facebook