Học biển báo giao thông từ A – Z cho người mới bắt đầu

27/12/2022 5,633

Hầu hết người tham gia giao thông hiện nay chưa hiểu được hết ý nghĩa của những loại biển báo giao thông đường bộ, một phần là do có quá nhiều loại và một phần do có một số biển báo có chứa những ký hiệu khó nhớ.

Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn học biển báo giao thông đường bộ đầy đủ và chi tiết nhất cũng như cung cấp các mẹo để có thể nhớ ý nghĩa của từng loại biển báo nhé.

Tìm hiểu khái niệm biển báo giao thông là gì?

Biển báo giao thông là các biển báo được bộ giao thông vận tải dựng tại những địa điểm ven đường nhằm cung cấp thông tin cho người tham gia giao thông an toàn. Có thể nói, hệ thống biển báo giao thông là 1 trong số những những thành tựu sáng chế lớn nhất của con người, trường tồn qua mưa gió, thời gian đứng hiên ngang trên những tuyến đường, cao tốc, quốc lộ, … và có mặt trên cả đường bộ lẫn đường thủy.

Hệ thống biển báo giao thông có một vị trí khá quan trọng trong việc điều khiển mạng lưới  giao thông tại Việt Nam. Cùng với cảnh sát giao thông và đèn tín hiệu giao thông, hệ thống biển báo tạo nên tính trật tự, an toàn, giúp những phương tiện tham gia giao thông được lưu thông, tránh ùn tắc và hạn chế tình trạng tai nạn

Tìm hiểu đặc điểm và cách nhận biết các nhóm biển báo giao thông
Tìm hiểu khái niệm biển báo giao thông là gì?

Những con đường vắng vẻ, khu vực đông dân cư đông xe cộ đi lại mà cảnh sát giao thông không thể túc trực thường xuyên để phân luồng thì những biển báo giao thông sẽ giúp cho đường phố Việt Nam đỡ ùn tắc, người tham gia giao thông được an toàn và tiết kiệm thời gian hơn.

Kiến thức về hệ thống biển báo giao thông còn là một phần không thể thiếu trong hệ thống kiến thức yêu cầu về luật giao thông khi học viên tham gia những khóa học lái xe hạng C, hạng B2,….

Tại sao chúng ta phải học biển báo giao thông?

Cùng với người điều khiển giao thông ( hay còn gọi là Cảnh sát giao thông) và hệ thống đèn tín hiệu giao thông, các biển báo giao thông đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc điều tiết và đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông. Bạn sẽ nằm lòng những loại biển báo khi thi B2 để:

  • Giúp bạn vượt qua phần bài thi lý thuyết bằng lái xe hạng B2 một cách nhanh chóng và dễ dàng
  • Biển báo giao thông B2 là yếu tố bắt buộc phải biết khi tham gia điều khiển ô tô trên đường. Điều này giúp cho xe cộ và phương tiện, người tham giao thông được lưu hành và đi lại một cách bình thường, tránh tình trạng ùn tắc và hạn chế tối đa tai nạn giao thông.
  • Mang lại sự an toàn tuyệt đối cho những người tham gia giao thông.
  • Giúp cho nghiệm lưu thông được thuận lợi hơn
  • Mang lại một văn hoá giao thông đẹp 
  • Giúp người tham gia giao thông không vi phạm các luật giao thông 
  • Duy trì trật tự giao thông, tránh tình trạng kẹt xe
  • Tiết kiệm thời gian 

Video học biển báo giao thông

Hệ thống biển báo hiệu đường bộ bao gồm bao nhiêu nhóm chính?

Có mấy loại hay mấy nhóm biển báo giao thông hiện nay là câu hỏi của khá nhiều người, từ năm 2020 thì biển báo giao thông đường bộ đã được chia thành 5 nhóm chính dựa vào quy định trong Khoản 4 Điều 10 Luật Giao thông đường bộ 2008, bao gồm:

  • Biển báo nguy hiểm – cảnh báo cho người tham gia giao thông những tình huống nguy hiểm có thể xảy ra
  • Biển báo cấm – biểu thị những điều cấm, người tham gia giao thông không được phép vi phạm
  • Biển hiệu lệnh – báo những hiệu lệnh người tham gia giao thông cần phải thi hành
  • Biển chỉ dẫn – chỉ dẫn hướng đi hoặc những điều người tham gia giao thông cần biết
  • Biển phụ – thuyết minh bổ sung cho những loại biển hiệu lệnh, biển báo cấm,  biển nguy hiểm và biển báo chỉ dẫn.

Biến Báo Nguy Hiểm

Biển báo nguy hiểm là nhóm biển cực kỳ quan trọng trong giao thông đường bộ mà người tham gia giao thông cần ghi nhớ, được nhận biết qua hình tam giác đều, có nền vàng, viền đỏ bên trên có hình vẽ màu đen để mô tả sự việc báo hiệu. Khi nhìn vào những biển báo này người đi đường sẽ cần phải chủ động phòng ngừa xử lý, phòng tránh những tai nạn xảy ra.

Các biển báo giao thông đường bộ Việt Nam mới nhất
Biển báo nguy hiểm

Mục đích của biển báo nguy hiểm đó là cảnh báo trước về các nguy hiểm có thể xảy ra. Vậy nên biển báo này không có tác dụng cấm, hay bắt buộc người điều khiển phương tiện cần phải thực hiện một hành động nào đó (như biển hiệu lệnh, hay biển báo cấm).

Biển Báo Cấm

Trong những loại biển báo giao thông đường bộ thì biến báo cấm được coi là biển quan trọng nhất, nếu bạn vi phạm sẽ bị phạt ngay. Nhận biết loại biển báo này khá dễ dàng qua các biển tròn nền trắng, viền màu đỏ tươi và bên trên hình là nội dung cấm dành cho những phương tiện cơ giới hoặc người đi bộ. Biển báo này có tác dụng thể hiện những điều cấm ví dụ như cấm đỗ, đường cấm, cấm vượt,..

Biển báo cấm là gì? 66+ Biển báo cấm mới nhất và ý nghĩa
Biển Báo Cấm

Biển báo cấm có hiệu lực trên tất cả những làn đường, hoặc một số làn đường được phân biệt qua vạch dọc trên mặt phần xe chạy, phần đường một chiều. Người tham gia giao thông bắt buộc phải chấp hành loại biển này, nếu không sẽ bị coi là phạm luật và hơn hết là để đảm bảo sự an toàn của chính người đi đường.

Nếu bạn muốn thi lấy Giấy phép lái xe thì chắc chắn sẽ phải thuộc tất cả những biển báo cấm này rồi, nhóm biển cấm bao gồm có 40 biển, được đánh số thứ tự từ 101 đến 140, tóm tắt các biển báo cấm như trong bảng sau đây.

Biển Báo Hiệu Lệnh

Tương tự, biển hiệu lệnh là nhóm biển báo cũng rất quan trọng khi tham gia giao thông đường bộ tại Việt Nam. Về ý nghĩa, nhóm biển báo hiệu lệnh này biểu thị những điều phải thi hành, điều này hoàn toàn  trái ngược với nhóm biển cấm (tức là cấm những điều không được thực hiện). Chúng sẽ đưa ra các hiệu lệnh mà người đi đường cần phải thực hiện ví dụ như đi vòng sang phải, phải đi thẳng, chạy nhanh hơn so tốc độ tối thiểu,…

Các biển báo hiệu lệnh trong luật giao thông đường bộ - Trung tâm dạy nghề tư thục Thành Công
Biển Báo Hiệu Lệnh

Nhận biết loại biển này thông qua biển báo có dạng tròn, nền xanh và viền xanh, nội dung ở trong biển nền trắng. Nhóm biển báo hiệu lệnh này bao gồm 10 kiểu, được đánh số thứ tự từ biển 301 tới 310 và tương ứng với từng kiểu sẽ có một hoặc nhiều biển ý nghĩa tương tự như nhau.

Có khoảng 10 kiểu biển báo giao thông phổ biến về Hiệu lệnh mà bạn nên lưu ý. Một trong số đó bao gồm có những biển thông dụng như sau:

  • Những biển từ 301a-301i chỉ “hướng đi phải theo” ( trừ các xe được quyền ưu tiên đi theo quy định) và thường được đặt ở sau nơi đường giao nhau.
  • Hai biển báo 302a – 302b chỉ “Hướng phải đi vòng chướng ngại vật” sử dụng để báo những loại xe cơ giới và mô giới hướng đi vòng phải – trái..
  • Biển báo số 304 chỉ “ Đường dành cho xe thô sơ”, báo đường dành cho những loại  xe thô sơ (kể cả xe dành cho người tàn tật) và người đi bộ. Biển bắt buộc cho những loại xe thô sơ (kể cả xe dành cho người tàn tật) và người đi bộ bắt buộc phải sử dụng đường dành riêng này để đi và cấm những loại xe cơ giới kể cả xe gắn máy lưu thông trên đường có biển này, những xe được ưu tiên theo quy định được đi vào đường đã đặt biển này.
  • Biển số 305 chỉ “Đường dành riêng cho người đi bộ”, báo đường dành riêng cho người đi bộ mới được đi qua. Những loại xe cơ giới và thô sơ kể cả các xe được ưu tiên sẽ không được qua trừ khi đi cắt ngang qua tuy nhiên phải đảm bảo tuyệt đối an toàn cho người đi bộ.
  •  Hai biển 308a-308b là biển báo dùng để chỉ “tuyến đường cầu vượt cắt qua”, biểu thị ở phía trước sẽ có cầu vượt, xe có thể đi thẳng hoặc đi theo hướng chỉ dẫn trên hình vẽ để rẽ trái hoặc phải.

Biển Báo Chỉ Dẫn

Biển chỉ dẫn là một trong những biển báo giao thông đường bộ có nhiệm vụ dùng để chỉ dẫn hướng đi hoặc những điều cần biết, có tác dụng thông báo cho người đi đường biết được các định hướng cần thiết và hữu ích khác, đảm bảo cho người đi đường được an toàn, thuận lợi nhất khi tham gia giao thông

Biển báo chỉ dẫn thường gặp trong năm 2020 khi tham gia giao thông đường bộ
Biển Báo Chỉ Dẫn

Nhận biết đơn giản loại biển báo này với dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật, có nền xanh, hình vẽ và chữ màu trắng. So với những loại biển báo giao thông khác thì biển báo chỉ dẫn là nhóm bao gồm nhiều biển nhất với 47 kiểu, được đánh số thứ tự từ 401 tới 447. Trong đó mỗi kiểu sẽ có 1 hoặc nhiều biển với ý nghĩa tương tự như nhau.

Biển Báo Phụ

Biển bảo phụ sẽ có dạng hình chữ nhật hoặc hình vuông, phần nền trắng, viền và hình vẽ có màu đen. Nếu như bạn để ý sẽ thấy các tấm biển báo giao thông chữ nhật treo phía dưới các biển cấm (tròn đỏ), hoặc bên dưới biển cảnh báo nguy hiểm (tam giác nền vàng). Có thể hiểu, đây là biển báo phụ được đặt bổ sung và kết hợp ý nghĩa cho những loại biển chính như biển hiệu lệnh,  biển báo nguy hiểm,biển cấm,…

Biển báo cấm có biển phụ đi như thế nào theo QĐ?

Nhóm vạch kẻ đường

Đặc điểm: đây cũng là một loại biển báo giao thông đường bộ, là một dạng báo hiệu có tác dụng hướng dẫn, điều khiển hệ thống giao thông nhằm nâng cao an toàn cũng như khả năng thông xe. Vạch kẻ đường thường được chia làm 2 loại: vạch kẻ đường nằm ngang và vạch kẻ đường nằm đứng.

Các loại biển báo giao thông đường bộ Việt Nam và ý nghĩa

Tác dụng: loại biển báo giao thông này có thể được sử dụng độc lập hoặc kết hợp với những đèn tín hiệu chỉ huy giao thông; loại biển báo hiệu đường bộ,  lái xe khi gặp kiểu báo hiệu này cần phải ngay lập tức chấp hành theo; trường hợp một số nơi vừa có vạch kẻ đường vừa có cả biển báo thì lái xe sẽ phải ưu tiên tuân thủ theo sự điều khiển của biển báo hiệu.

Ý nghĩa các biển báo giao thông chi tiết nhất

Chi tiết tên và mẹo để ghi nhớ ý nghĩa của các biển báo nguy hiểm

Dưới đây là số thứ tự cũng như tóm tắt tên của hệ thống biển báo nguy hiểm như hình bên dưới, đây là một hệ thống biển báo cập nhật theo đúng Quy chuẩn 41 mọi người nên lưu ý, bởi hiện nay một số nguồn thông tin khác trích dẫn hình ảnh biển báo giao thông đã lỗi thời nhé.

Tên và ý nghĩa của các loại biển báo cấm khi tham gia giao thông

Giống như các loại biển báo nguy hiểm, biển báo cấm sẽ được đánh số thứ tự để giúp người tham gia giao thông dễ phân biệt hơn cũng. Bên cạnh đó, hiểu ý nghĩa của từng loại sẽ giúp cho bạn ghi nhớ lâu hơn. Theo Nghị định 100/2019 về việc xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ đúng theo quy định, phạt 1-2 triệu đồng với những người điều khiển ô tô đi vào khu vực cấm, đường cấm. Người vi phạm nếu như gây ra tai nạn sẽ bị xử phạt bổ sung và tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 2-4 tháng. Riêng với những người đi xe máy sẽ bị phạt tiền từ 400-600 nghìn đồng với hành vi này. Vậy nên bạn hãy học thuộc những biển báo dưới đây để thi thật tốt nhé.

Ý nghĩa của các loại biển báo hiệu lệnh nhanh thuộc nhất

Trong Nghị định 100 quy định về lỗi người đi đường không tuân thủ biển báo, vạch kẻ đường với tên gọi đầy đủ là “Lỗi không chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường”. Mức phạt lỗi không chấp hành sẽ được nêu trên được quy định như sau:

Đối với xe máy: Trước đây sẽ bị phạt tiền từ 60.000 – 80.000, hiện giờ tăng lên phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng. Nếu như gây tai nạn giao thông thì sẽ bị tước quyền sử dụng GPLX từ 2-4 tháng.

Đối với ô tô: Trước đây phạt tiền từ 100.000 đến 200.000, giờ tăng lên phạt tiền từ 200.000 – 400.000 đồng. 

Ý nghĩa những loại biển báo chỉ bạn dẫn cần nhớ

Sau đây là các thông tin cơ bản về từng biển chỉ dẫn khi tham gia giao thông đường bộ mà bạn cần nhớ theo Quy chuẩn 41 (cập nhật mới nhất hiện nay). Mỗi biển sẽ có tên biển, số, hình cũng như ý nghĩa của biển báo. Thông tin được chúng tôi tổng hợp lại từ Quy chuẩn 41 (nếu bạn cần xem chi tiết thì có thể mua sách và xem trong phụ lục E từ trang 91 nhé).

Mức phạt của việc vi phạm  biển báo chỉ dẫn tương đương với mức phạt biển báo hiệu lệnh như chúng tôi đã nêu trên. Từ 100.000 – 200.000 đồng đối với xe máy và 200.000 – 400.000 đồng đối với xe ô tô, nếu gây tai nạn giao thông bạn cũng sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe trong vòng từ 02-04 tháng.

Ý nghĩa của tất cả những loại biển báo giao thông phụ và cách ghi nhớ

So với những biển báo giao thông đường bộ khác thì biển phụ lại rất thông dụng và dễ ghi nhớ, chỉ bao gồm 10 kiểu được đánh số thứ tự từ 501 tới 509. Nếu bạn muốn tìm hiểu chi tiết hơn, hãy tải Quy chuẩn 41 và xem Phụ lục F từ trang 120 nhé.

 

Mẹo học biển báo giao thông B2 nhớ nhanh như chớp

Để quá trình học những biển báo thi bằng B2 được dễ dàng, tiết kiệm thời gian thì học viên có thể tham khảo một số mẹo sau:

Sơ đồ cấm xe hoạt động tuân thủ cần phải theo thứ tự sau: Xe ô tô con -> xe khách -> xe tải-> xe máy kéo -> loại xe kéo kéo theo rơ-moóc

Nếu gặp biển báo cấm xe 2 bánh thì phải hiểu là sẽ cấm luôn những loại xe 3 bánh, tuy nhiên loại xe 4 bánh không bị cấm và vẫn có thể lưu thông bình thường khi gặp loại biển báo này

Nếu gặp biển báo cấm xe 4 bánh thì bạn phải hiểu sẽ cấm luôn các loại xe 3 bánh, tuy nhiên xe 2 bánh lại không bị cấm và vẫn có thể di chuyển

Luôn nhớ: đã cấm xe nhỏ thì sẽ cấm luôn xe lớn. Tuy nhiên biển báo cấm những loại xe lớn thì những loại xe nhỏ sẽ vẫn được phép lưu thông

Biển báo STOP có ý nghĩa là dừng lại. Khi nhìn thấy biển này, những xe (kể cả xe ưu tiên) cần phải dừng lại trước biển hoặc trước trước vạch ngang đường

Biển báo cấm xe rẽ trái thì những loại xe khác vẫn được phép quay đầu, biển báo cấm xe quay đầu thì những xe khác vẫn được phép rẽ trái

Biến báo cấm xe ô tô sẽ áp dụng tất cả với những các loại như xe lam, xe ba bánh

Biến cấm xe tải vượt không có tác dụng cấm những loại xe ô tô, xe khách

Biến cấm ô tô vượt sẽ được áp dụng với tất cả những loại xe ô tô đang lưu thông, cụ thể như xe tải, xe khách, xe bus…

Mẹo trả lời các câu hỏi có xuất hiện 2 hay 3 biển tròn màu xanh, bạn hãy nhớ:

Độ dài câu hỏi trong khoảng 1 dòng thì đáp án đầu tiên sẽ là đáp án chính xác

Độ dài câu hỏi có từ 2 dòng trở lên thì đáp án thứ 3 sẽ là đáp án đúng

Câu hỏi nào mà câu trả lời có chứa cụm từ thì không được phép thì 

Chọn: không giới hạn thời gian – đối với trường hợp đỗ xe

Chọn: có giới hạn thời gian – đối với trường hợp dừng xe

KẾT LUẬN

Việc học biển báo giao thông thường gặp thôi vẫn chưa đủ, tốt hơn hết bạn cần nhớ đầy đủ tất cả những loại biển báo giao thông đường bộ.

Thống kê trong 2019, ở trên địa bàn cả nước đã xảy ra 17.626 vụ tai nạn giao thông, gồm 9.229 vụ tai nạn giao thông từ ít nghiêm trọng trở lên. Đồng thời, có 8.397 vụ va chạm giao thông, làm tử vong 7.624 người, bị thương 13.624 người và thương nhẹ 8.528 người.

Qua các con số nêu trên mong rằng bạn sẽ ý thức được việc học biển báo giao thông nghiêm túc và biết được tầm quan trọng của những biển báo giao thông khi tham gia đường bộ nhé.

3/5 - (2 đánh giá sao)

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *