Trang chủ » Cột Biển Báo Giao Thông – Phân Loại, Tiêu Chuẩn và Ứng Dụng
Cột Biển Báo Giao Thông – Phân Loại, Tiêu Chuẩn và Ứng Dụng
27/12/2022 1,615
Mỗi khi đi trên đường, chúng ta sẽ thường xuyên bắt gặp các cột biển báo giao thông, tuy nhiên không phải ai cũng biết chính là độ cao đặt cột biển báo giao thông, cũng như những quy định về cột biển như thế nào là đúng chuẩn. Để hiểu rõ hơn về biển báo giao thông, mời bạn cùng theo dõi các thông tin sau.
Cột biển báo giao thông là các chiếc cột đỡ nhỏ, dài và được làm từ vật liệu chắc chắn (ví dụ như thép hoặc bằng vật liệu khác với độ bền tương đương); có đường kính tiết diện cột tối thiểu là 8 cm.
Bề mặt của cột biển báo giao thông thường được sơn phủ một lớp sơn chống han gỉ, chống nước, chống ăn mòn, chống bụi, chịu được thời tiết khắc nghiệt tại nước ta; chúng còn giúp đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông, đồng thời phải đảm bảo độ bền tương đối cao.
Phân loại cột biển báo giao thông hiện nay
Cột biển báo giao thông được chia ra làm 2 loại chính đó là
Cột biển báo giao thông thông thường
Là loại cột biển báo bằng kẽm, phần trụ đặt lắp đặt trên hố bê tông. Chiều sâu hố chôn thường từ 40 – 80cm (tùy địa hình)
Thiết kế chi tiết của loại cột biển báo giao thông này như sau:
Cột được làm bằng thép ống D76, D90 dày từ 1,5 – 4mm (thông thường sẽ dày 1.5mm), được phủ sơn trắng đỏ toàn bộ, phần sơn màu trắng xen kẽ với phần sơn màu đỏ từ 25 – 30cm. Cột hàn thép bịt đầu hoặc phụ kiện nắp nhựa bịt đầu và được khoan lỗ để liên kết cùng với biển báo bằng bulong.
Ứng dụng: Dùng để lắp đặt biển báo, gương cầu lồi và các bảng thông tin tuyên truyền các loại
Ưu điểm: Thiết kế đơn giản, có thể lắp đặt dễ dàng, hài hòa về thẩm mỹ
Dự án: Có rất nhiều dự án sử dụng cột biển báo này như dự án: Viễn đến đường Vị Thanh – Cần Thơ (Tháng 11/2021); Đường tỉnh 931 đoạn từ xã Vĩnh; Dự án đường Duyên Hải, Hiệp Thạnh, Trà Vinh (Tháng 11/2021)…
Cột biển báo giao thông có bản mã và mặt bích
Là loại cột biển báo bằng kẽm, phần trụ đặt hàn mặt bích, được liên kết với bulong neo hoặc tắc ke nở trên bề mặt bê tông. Bulong neo thường sử dụng loại M16x400
Thiết kế chi tiết loại biển báo này như sau:
Cột được làm bằng thép ống D76, D90 dày khoảng 1.5 – 4mm (thông thường sẽ dày 1.5mm), Được phủ sơn trắng đỏ toàn bộ, Phần sơn màu trắng sẽ xen kẽ sơn màu đỏ từ 25 – 30cm. Được hàn thép bịt đầu hoặc thêm phụ kiện nắp nhựa bịt đầu, được khoan lỗ để liên kết cùng với biển báo bằng bulong. Phần mặt bích sẽ có kích thước 220x220x4mm, ke cứng dày 4mm, có lỗ để liên kết với bulong M16x400.
Ứng dụng: Dùng để lắp đặt biển báo, gương cầu lồi và các bảng thông tin tuyên truyền các loại
Ưu điểm: Thiết kế đơn giản, có thể lắp đặt dễ dàng, hài hòa về thẩm mỹ
Dự án: Rất nhiều dự án đã sử dụng cột biển báo này như Dự án : hoàn thiện hệ thống biển báo xe buýt tại địa bàn Cần thơ (Tháng 11/2021); Dự án đường Nhà máy KCN Quế Võ, Bắc Ninh (T11/2021); Dự án biển báo khu công nghiệp Bình Dương…
Tiêu chuẩn cột biển báo giao bao gồm những gì?
Biển báo hiệu giao thông là một yếu tố quan trọng và không thể thiếu được trên những tuyến đường giao thông. Chính vì vậy mà việc lắp đặt biển báo cần tuân thủ theo đúng quy định, nguyên tắc được Nhà nước ban hành nhằm đảm bảo người tham gia giao thông được an toàn với tầm quan sát tốt nhất.
Độ cao của cột biển báo giao thông
Biển báo giao thông phải được đặt ở vị trí cố định, trên cột riêng, tuy nhiên ở khu đô thị, khu dân cư thì có thể cho phép kết hợp đặt biển báo trên cột điện, hay ở các vật kiến trúc vĩnh cửu, tuy nhiên cần phải đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật đặt biển báo về vị trí, độ cao và khoảng cách nhìn biển báo theo đúng Quy chuẩn QCVN.
Trường hợp treo biển ở trên cột, thì độ cao đặt biển báo được tính từ mép dưới của biển tới mép phần xe chạy là 1,8m đối với đường bên ngoài phạm vi khu đông dân cư và 2m với đường thuộc phạm vi khu đông dân cư. Biển số 507” Hướng rẽ” phải đặt cao từ 1m-1,5m. Loại biển được viết bằng chữ áp dụng riêng cho xe thô xơ và người đi bộ phải đặt cao hơn mặt lề đường hoặc hè 1.8m.
Trường hợp biển treo ở phía trên xe chạy, cạnh dưới của biển cần phải cao hơn tim phần xe chạy từ 5m đến 5,5m.
Nếu có quá nhiều biển báo đặt ở cùng 1 vị trí, cho phép đặt kết hợp trên cùng một cột tuy nhiên không quá 3 biển và thứ tự ưu tiên như sau: Biển cấm(1), biển báo nguy hiểm(2), biển hiệu lệnh(3) và biển chỉ dẫn(4).
Khoảng cách giữa các mép biển với nhau là 5cm, độ cao từ trung tâm phần có biển tới mép phần xe chạy là 1,8m đối với đường bên ngoài phạm vi khu đông dân cư, và 2m đối với đường ở trong phạm vi khu đông dân cư.
Trường hợp khó bố trí giống như quy định thứ tự nêu trên và có số lượng nhiều, cho phép sử dụng 1 biển ghép hình vuông hoặc hình chữ nhật với kích thước đủ rộng, trên đó có vẽ những hình biển đơn cần có theo thứ tự đã nêu. Khoảng cách giữa những mép gần nhất của biển đơn và từ mép biển đơn tới mép biển ghép là 10cm.
Nếu cần kết hợp một hoặc nhiều biển thuộc những nhóm biển: biển báo cấm, biển báo nguy hiểm hoặc biển cảnh báo, biển hiệu lệnh với các loại biển phụ thì có thể cho phép bố trí hình hoặc là biểu tượng biển phụ vào với hình biển báo chính ở trên cùng một mặt biển của một biển ghép có hình vuông hoặc chữ nhật có kích thước đủ rộng.
Vị trí đặt cột biển báo tiêu chuẩn theo chiều dọc và ngang đường
Cột biển báo hiệu phải đặt ở vị trí để người tham gia giao thông có thể dễ nhìn thấy cũng như đủ thời gian chuẩn bị đề phòng và thay đổi tốc độ, thay đổi hướng. Tuy nhiên không được làm cản trở tầm nhìn cũng như hạn chế sự di chuyển của người tham gia giao thông.
Biển báo được đặt theo phương thẳng đứng, mặt quay về phía đối diện chiều đi; Vị trí đặt biển báo ở phía tay phải hoặc phía trên phần đường có xe chạy (trừ những trường hợp đặc biệt). Bên cạnh đó thì còn tùy vào từng trường hợp mà có thể đặt bổ sung biển báo bên trái theo chiều đi.
Nếu biển báo được đặt trên cột (có thể đặt phía trên trụ chiếu sáng, trụ điện) thì khoảng cách mép ngoài của biển phải theo phương ngang đường và cách mép phần đường xe chạy tối thiểu là 0,5m, tối đa là 1,7m. Trường hợp phần đường không có lề, khuất tầm nhìn hoặc những trường hợp đặc biệt khác sẽ được phép điều chỉnh theo phương ngang tuy nhiên mép biển không được chồm lên mép phần đường xe chạy, đảm bảo cách mép không quá 3,5m.
Tiêu chuẩn đối với giá long môn và cột cần vươn
Giá long môn và cột cần vươn phải có kết cấu chịu được trọng lượng của biển báo hiệu và cấp gió bão theo vùng được Bộ Tài nguyên – Môi trường công bố.
Chân trụ giá long môn và chân cột cần vươn phải đặt ở lề đường, vỉa hè, dải phân cách và đảo giao thông cách mép ngoài của phần đường xe chạy (kể cả các nơi bố trí làn đường dừng xe khẩn cấp, các làn đường tăng, giảm tốc) ít nhất là 0,5m.
Cạnh dưới của biển (hoặc phần mép dưới của dầm nếu như thấp hơn cạnh dưới biển) khi treo biển phía trên giá long môn, cột cần vươn cần phải cách mặt đường ít nhất 5,2m ( với đường cao tốc) và 5m ( với các đường khác).
Quy định cột biển
Cột biển báo giao thông phải được làm từ các vật liệu đảm bảo chắc chắn, tốt nhất làm bằng chất liệu thép, hay các vật liệu khác có độ bền tương đương, với kích thước tối thiểu là 8cm.
Cột biển báo được sơn từng đoạn trắng đỏ xen kẽ lẫn nhau, sơn song song hoặc xiên 30 độ so với mặt phẳng nằm ngang. Bề rộng mỗi đoạn sơn là từ 25cm- 30cm, phần màu trắng và phần màu đỏ phải sơn bằng nhau.
Về phản quang ở trên mặt biển báo, tất cả những loại biển báo giao thông đường bộ đều phải được dán màng phản quang theo TCVN 7887:2008. Màng phản quang sử dụng cho báo hiệu đường bộ để có thể thấy rõ cả ban đêm lẫn ban ngày.
Cột biển báo giao thông giữ vị trí rất quan trọng, nhằm đảm bảo cho những phương tiện di chuyển đúng luật, đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông. Cột biển báo giao thông được sản xuất từ những chất liệu tốt nhất, siêu bền, được phủ một lớp sơn chống gỉ dày 1,5mm- 2mm, phủ sơn chống rỉ 2 mặt, một mặt sơn màu và một mặt được dán màng phản quang chất lượng cao, có độ phản quang tốt.
Ứng dụng của cột biển báo giao thông
Cột biển báo giao thông được ứng dụng rộng rãi và phổ biến trong cuộc sống. Khi đi đến bất cứ đâu, bạn có thể dễ dàng có thể nhìn thấy chúng. Ứng dụng của cột biển báo giao thông có thể kể đến như:
Một đầu cột biển báo tín hiệu giao thông sẽ được cố định dưới đất bằng những ốc vít hoặc bê tông. Một đầu còn lại sẽ được gắn với các bảng chỉ dẫn qua những mối hàn cố định; chắc chắn để giúp cho người tham gia giao thông tuân thủ đúng theo quy định của pháp luật; tránh tình trạng ùn tắc giao thông vào các khung giờ cao điểm và giảm thiểu tối đa tai nạn giao thông. Do đó, đây là một sản phẩm cực kỳ quan trọng đối với người tham gia giao thông và không thể thiếu ở trên mỗi cung đường
Cột đèn tín hiệu giao thông phải phù hợp với hình dạng của từng loại biển báo. Có thể là loại biển hình tròn, cầu, hình oval, hình vuông, chữ nhật, hình tam giác,…. Do vậy, bạn không cần phải băn khoăn về việc chọn loại cột nào để có thể gắn biển chỉ dẫn hình tròn, hình vuông hoặc biển chỉ dẫn hình tam giác.
Lời kết
Trên đây là một số quy định về đặt cột biển báo giao thông đường bộ mới nhất mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn biết được về vị trí và cách lắp đặt biển báo hiệu giao thông được quy định trong văn bản nào, nội dung chi tiết là gì, từ đó có thể áp dụng và không thực hiện sai luật.